Ý nghĩa của việc cúng Thần Tài
Việc làm lễ đón Thần Tài được cho là rất quan trọng, bởi theo quan niệm dân gian, có đón Thần Tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm. Những người làm kinh doanh hay không làm kinh doanh đều làm lễ giống nhau, chỉ khác là địa điểm.
Chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh chia sẻ trên báo Gia đình & Xã hội, người làm kinh doanh thờ Thần Tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình, chùa đều được vì bản thân "Thổ Địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của Thần Tài.
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Nhưng tốt nhất cúng ở nhà riêng thì nên đặt mâm cúng trong nhà.
Đồ lễ cúng Thần Tài đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ, lãng phí. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch, heo hoặc gà quay. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết.
(Theo văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
nguồn: vietnamnet